Monday, August 11, 2014

Tuyển tập nhạc nền Dota

Tuyển tập nhạc nền Dota


Đây là list tổng hợp các bài hát trong Dota. Mỗi bài nhạc tạo cho bạn một cảm giác riêng khi chơi với tuỳ trận đấu, hero bạn sử dụng. Hãy tưởng tượng đi push với nhạc nền là những bản hùng ca... vâng trong lòng bạn sẽ có nỗi niềm nào đó như chực trào dâng bởi sức ép nghẹt thở của đỉnh vinh quang, hay đang farm rừng mà nghe đoan nhạc kinh dị... bạn sẽ thấy tâm trạng đầy lo lắng có thể bị gank chết mất xác bất kỳ lúc nào...

Friday, August 8, 2014

Early, mid , late game

Early, mid , late game

Mid và late game là thời điểm thường xuyên xảy ra combat
Một game đấu dota thường được diễn ra trong khoảng 20-60'. Nó được chia vào 3 thời điểm là Early, Mid và Late. Mỗi thời điểm có những diễn biến khác nhau do đó cần phải có chiến thuật hợp lý cho từng thời điểm. Sau đây là đặc điểm cơ bản của từng thời điểm:

Early game:

  • Diễn ra trong khoảng 10 phút đầu của trận đấu (nhìn đồng hồ ở giữa phía trên màn hình). 
  • Các hero đang tập trung farm để mua được những item cơ bản (Boot, Bottle, Magic Stick...) chuẩn bị cho các đợt gank 
  • Cuối early game là lúc hero có ulti (chiêu level 6) và đây là thời điểm combat dữ dội nhất. 
  • Ở một số game trình độ cao thì việc đi gank luôn từ level 1 xảy ra khá thường xuyên với các hero roaming (đảo qua các lane liên tục ngay từ đầu game) ví dụ như Vengeful Spirit, Skeleton King, Venom... 
  • Với các hero late (mạnh về late khi có đồ) thì Early lại là thời điểm cần sớm farm đủ đồ để có thể dễ dàng hơn cho một MidLate game. Ví dụ Sniper hay Traxex thường được lên sớm Shadow Blade trong pub game để dùng skill tàng hình chạy trốn, Void lên Mask Of Madness có thể farm dễ dàng trong rừng tránh sự chú ý của kẻ địch.

Mid game :

  • Trong khoảng phút 11 đến phút 30 của trận đấu. 
  • Cuối Early và đầu Mid Game là thời điểm gank rất ác liệt vì các hero còn máu giấy (máu ít) nên các ganker có thể phát huy skill của mình hiệu quả tốt hơn. 
  • Late hero sẽ phải rất cẩn thận trong thời điểm này, tính toán lúc farm lane lúc farm rừng có thể giúp khả năng sống sót cao hơn. 
  • Các đợt gank bớt dần vào cuối Mid Game, bắt đầu thấy sự xuất hiện của các late hero với tương đối đồ đủ để tạo áp lực lớn lên kẻ địch. 
  • Các pha tổng tấn công hay phòng thủ nhà cũng diễn ra nhiều hơn. 

Late game :

  • Từ phút 31 trở đi. 
  • Thay vì các pha gank đơn lẻ mà giờ có nhiều team combat xảy ra hơn (nhiều hero cùng đấu nhau). 
  • Giờ là lúc các late hero tỏa sáng, vừa phải farm, vừa phải tổng tấn công, phòng thủ hay gank cùng đồng đội. Đòi hỏi họ phải rất kinh nghiệm trong việc nhận xét tình hình trận đấu

Friday, August 1, 2014

Bản đồ trong Dota

Bản đồ trong Dota

Dota 1:

  • Map chia 2 lãnh thổ, phía dưới bên trái là Sentinel, phía trên bên phải là Scourge, mỗi bên 5 hero. 
  • Đường kẻ màu đỏ trong hình là 3 lane (đường đi chính) gồm có lane bot (dưới), lane mid (giữa), lane top (trên). Giữa các lane là rừng, có lối đi tắt để thông qua các lane khác. Cũng từ đây trò vui bắt đầu, các tướng đảo lane luồn lách để tạo sự bất ngờ và xử nhau, cái này gọi là gank. 
  • Hình vuông màu xám là 3 tower (tháp canh) ở mỗi lane, và chỉ có thể phá lần lượt từ ngoài vào trong. Mỗi lần phá Tower cả team sẽ được khoảng hơn 200 gold (hero last hit được khoảng 400-500 gold).
  • Phá hết 3 tower ngoài sẽ phá tới nhà (hình tròn màu lam).
  • Trong cùng là 2 tower cuối (hình vuông màu đen), phá xong tower là throne (chữ T màu đỏ), phá xong là chiến thắng. 
  • Nơi hero xuất hiện có foutain đứng cạnh sẽ tự động hồi máu và mana. Cạnh đó là shop, ngoài ra còn một số shop bí mật bán các đồ đặc biệt ở các vị trí khác trên map (hình tam giác màu tím)
  • Chữ RS trên map là nơi xuất hiện của Rosan. 10 phút kể từ lần cuối chết Rosan sẽ xuất hiện lại, giết chết Rosan sẽ nhặt được đồ hồi sinh Aegis (còn gọi tắt là đồ RS) giúp hero hồi sinh ngay tại điểm chết vài giây sau. Đồ RS này cầm lên thì không vứt đi được ngoại trừ lúc chết nó tự mất đi. Lần thứ 3 khi Rosan chết sẽ rơi thêm Cheese, khi dùng sẽ lập tức hồi 2500 HP và 1000 MP.
  • Ngoài ra trong rừng có các mỏ neutral thường gọi là creep rừng (ô vuông màu vàng).
  • Hình tam giác tím là địa điểm các shop bí mật (secret shop)

Dota 2:


Bản đồ trong Dota 2 cũng tương tự Dota 1, nhưng phần lãnh thổ bên phía bên trái được gọi là Radiant, phía bên phải gọi là Dire
Lane Bot được xem là lane dễ cho bên phía Radiant (Sentinel) và là lane khó cho phía Dire (Scourge) và điều ngược lại xảy ra ở trên lane top. Ở những lane dễ thường sẽ được ưu tiên cho các hero đảm nhận vị trí carry, hero chính của team. Trong competitive, các team thường đi lane dễ với 3 hero trong đó có 2 hero support để bảo kê cho carry chính. Ở lane khó sẽ là lane của hero solo offlane. Nhưng tùy vào chiến thuật từng trận đấu mà có nhiều cách chia lane khác nhau. Còn trong đấu public thông thường thì sẽ chia theo 2:1:2 tức là có 1 hero solo mid còn 4 hero còn lại sẽ chia đều cho 2 lane bot và top.

Saturday, June 21, 2014

Mogul Khan the Axe

Mogul Khan the Axe

"No business but war. No family but death. No mercy but the grave!"
“Sự nghiệp duy nhất là chinh chiến. Gia đình duy nhất là tử vong. Ân huệ duy nhất là nấm mộ!”


Ngay từ khi còn là một gã bộ binh trong quân đoàn Red Mist, Mogul Khan đã xác định mục tiêu của mình là trở thành tướng quân của quân đoàn này. Trải qua không biết bao nhiêu trận chiến, hắn đã dùng những chiến thắng đẫm máu để khẳng định giá trị và địa vị của mình. 


Mogul Khan liên tục thăng tiến, nhờ vào hành vi sát hại thượng cấp của mình một cách không ngần ngại. Trải qua 7 năm của chiến dịch Thousand Tarns (Campaign of the Thousand Tarns), hắn vinh danh tên mình bằng những cuộc tàn sát đẫm máu, khiến danh vọng của hắn trở nên sáng chói hơn bao giờ hết. Thế nhưng, cùng lúc đó, đồng đội của hắn cũng đang ngày một ít dần.

Vào cái đêm chiến thắng cuối cùng, Mogul Khan tuyên bố hắn chính là vị tướng quân mới của quân đoàn Red Mist, cũng tự phong cho mình danh hiệu “Axe”. Thế nhưng, quân đội của hắn đã chỉ còn mình hắn, rất nhiều người đã tử vong trong chiến trận, nhưng càng nhiều người khác lại đã chết dưới chính lưỡi búa của Axe.

Một điều hiển nhiên rằng, hiện tại, hầu hết các chiến sĩ đều lảng tránh sự lãnh đạo của Axe. Nhưng đối với hắn mà nói, điều đó chẳng hề có nghĩa lí gì hết. Bởi lẽ, với Axe, quân đoàn một người mới là quân đoàn mạnh nhất.


 Axe, Disruptor cùng Warlock đều thuộc về một dân tộc, được gọi là Oglodi. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về 2 Hero trên tại đây và đây.

 Một số câu nói của Axe:
“Axe hates to kill Oglodi, but it must be done.”_”Axe ghét phải giết người Oglodi, nhưng đây là điều bắt buộc!” (Nói sau khi kill Warlock).

“Blade versus book. Blade wins.”_
”Búa (đao) đấu với Sách (vũ khí, đồng thời cũng là hình ảnh địa diện của Warlock). Búa thắng!” (Nói sau khi kill Warlock).

“What is a tiny razor to a mighty Axe?”_”
Một lưỡi dao cạo bé tí có nghĩa lí gì khi đứng trước một Axe (rìu, búa) hùng mạnh?” (Nói sau khi kill Razor).

“You might have been a fancyman in Heaven, but down here you are nothing next to Axe.”_”
Ngươi có thể là một gã-hoành-tráng trên Thiên Đường, nhưng xuống đây, ngươi chẳng là gì cả đối với Axe!” (Nói với Zeus sau khi kill).

“Don't worry, Treant, Axe does not come to chop you.”_
”Đừng lo lắng, Treant, Axe không đến để 'đốn củi' đâu!” (Nói với Treant khi cả 2 cùng team).
nguồn:dota-2.vn

Mangix the Brewmaster


Mangix the Brewmaster


"Drink and be bleary, for tomorrow we die."
“Hãy uống cho đến khi say khướt, để không phải nuối tiếc nếu ngày mai ngươi chết!” (1)

Sâu trong dãy núi Wailing (Dãy núi Than Thở), giữa một thung lũng nằm dưới cái thành phố đổ nát (Ruined City), Hội đồng Oyo (2) cổ xưa vẫn luôn tiến hành các nghi lễ ảo mộng thần thánh của mình qua suốt nhiều thế kỷ. Thông qua việc uống rượu trong các ngày hội long trọng, họ đã có những cuộc trao đổi thân mật và chân thành với các linh hồn. 

Là kết tinh của mối quan hệ giữa người mẹ phàm trần và người cha Linh Thần (Celestial), chàng trai trẻ tuổi với cái tên Mangix được biết đến như người đầu tiên có được thiên phú từ cả hai dòng máu. Ngay từ nhỏ, hắn đã được dạy dỗ bởi những vị học giả vĩ đại nhất trong dòng tu. Thông qua những cơn say không ngừng nghỉ (có thể coi đây là cách tu luyện của dòng tu này), Mangix cuối cùng cũng đạt được tư cách khiêu chiến quyền sở hữu danh hiệu Brewmaster – danh hiệu vinh quang nhất mà dòng tu này luôn tôn kính. 

Để đạt được danh hiệu thần thánh ấy, Mangix đã phải khiêu chiến với Brewmaster đời trước, một trận chiến kéo dài liên tục chín ngày chín đêm. Trong suốt chín ngày, họ vừa không ngừng uống rượu, vừa chiến đấu kịch liệt. Trong suốt chín đêm, họ quay cuồng, nghiêng ngả, lảo đảo, và vẫn không ngừng lao vào nhau chiến đấu, mãi cho đến khi người chiến binh đời trước gục xuống trong cơn say, và một cái tên của Brewmaster mới được xướng lên.

Hiện tại, gã Brewmaster trẻ tuổi đã có thể triệu hồi sức mạnh từ những tổ tiên Oyo của mình, để khiến cây trượng trên tay càng thêm nhanh chóng (3). Khi sử dụng ma thuật, hắn liền biến thân thành các linh hồn tổ tiên của mình. Giống như các Brewmaster khác, giờ đây, Magnix cũng bắt đầu bước lên hành trình của chính mình, hướng về một mục tiêu duy nhất. Hắn đi khắp đại lục, dùng rượu để dẫn bước cho tâm hồn, tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về sự phân tách của giáo phái từ thời cổ đại – đồng thời cũng là để tìm kiếm phương pháp để kết hợp tinh thần cùng vật chất vị diện một lần nữa.


(1) Dịch thoát ý.
(2) Order of the Oyo: Có thể hiểu đây là một dòng tu, một tôn giáo.

(3) Từ “staff” ở đây có thể hiểu là cây trượng – vũ khí của Mangix, cũng có thể hiểu là những người dân trong giáo phái. Khi đó, câu này có nghĩa là Mangix có khả năng gia tăng sức mạnh cho những người trong giáo (xứng đáng với ngôi vị lãnh tụ tinh thần của giáo phái).

 Một vài câu nói của Mangix:

“Water water everywhere, but I wouldn't drink you” – “Nước, nước ở khắp nơi, nhưng ta sẽ không uống ngươi!” (Nói với Morphling sau khi kill)

“Our ancestors welcome you home, cousin.” – “Tổ tiên của chúng ta chào đón anh về nhà, hỡi người họ hàng của tôi!” (Nói với Storm sau khi kill)

“Your ember may burn out, but your spirit returns to our ancestors.” – “Đống than của anh có thể sẽ ra tro, nhưng linh hồn anh sẽ được trở về với tổ tiên của chúng ta!” (Nói với Ember Spirit sau khi kill)
nguồn:dota-2.vn

Slark the Nightcrawler

Slark the Nightcrawler

“Met you once, cut you twice."“Gặp ngươi một (lần), cắt ngươi hai (lần).” (1)


Rất ít được biết tới bởi các cư dân sống ở vùng khô cạn (dry world ~ chắc là dùng để chỉ những kẻ sống trên bờ), Dark Reef là tên của cái nhà tù nằm chìm nghỉm dưới lòng biển sâu, nơi mà những sinh vật biển tồi tệ nhất bị giam cầm bởi tội lỗi chống lại giống loài mình.

Đó là một tòa nhà giam với các bức tường vây kín bởi những lưỡi dao sắc lẹm, nhốt đầy những gã Slithereen nguy hiểm, những Deep Ones độc ác, giảo hoạt hay những Meranth phản xã hội. Trong cái mê cung âm u ấy, nơi được tuần tra hằng ngày bởi lũ cá chình và được canh gác nghiêm ngặt bởi những con hải quỳ khổng lồ, chỉ có những kẻ độc ác nhất mới có thể sống sót.

Bị tống vào Dark Reef mà không rõ tội danh, Slark đã sống hơn nửa cuộc đời với không chút thân nhân hay lòng tốt, cũng không thể tín nhiệm bất kỳ ai. Hắn đã luôn tồn tại nhờ vào sự kết hợp tuyệt vời giữa khả năng lén lút và sự tàn nhẫn, với những ý tưởng và kế hoạch được giữ riêng cho bản thân. Thế rồi, khi Bộ Tá (12) khét tiếng Dark Reef (Dark Reef Dozen) chuẩn bị cho cuộc vượt ngục bất hạnh của chúng, chúng đã giữ kín kế hoạch của mình một cách hoàn hảo, giết chết bất cứ kẻ nào lần mò ra dấu vết – thế nhưng, không biết bằng cách nào, Slark vẫn cứ phát hiện ra, và “tự đặt” một chỗ cho mình trong cái kế hoạch đó.

Trong quá trình vượt ngục, 10 trong số 12 gã nọ bị tiêu diệt, 2 kẻ còn lại bị bắt lấy, áp tải trở về Dark Reef, chịu hành hình để làm trò tiêu khiển cho các “bạn tù”. Thế nhưng, Slark, kẻ thứ mười ba chưa bao giờ được biết tới, đã lợi dụng lúc hỗn loạn để che dấu, tẩu thoát và không bao giờ bị bắt lại.

Hiện tại, Slark đang náu mình giữa rừng đước (Mangrove) ăn thịt người nơi tận cùng phía nam của Shadeshore. Tính đến giờ, hắn vẫn là kẻ duy nhất thành công trốn thoát khỏi Dark Reef.

(1) Dịch thành “Gặp người một lần, cắt ngươi làm hai” thì có vẻ hay hơn 

 Một số câu nói hay ho của Slark:

“Alone is best but sometimes you need mates. Worse comes to worst, you can always eat em.” – “Cô độc là tốt nhất, nhưng đôi lúc ngươi cũng cần đồng bọn. Khi mọi chuyện trở nên tồi tệ, ngươi lúc nào cũng có thể “thịt” chúng.” (Tức là có đồng bọn để làm…lương thực dự trữ….)

“Sometimes the little fish eats the big fish.” – “
Đôi khi cá nhỏ nuốt cá lớn.” (Nói sau khi giết Tide)

“I know your type, Riki. Common sneak thief.” – 
“Ta biết cái kiểu của ngươi, Riki. Một gã trộm cắp hèn hạ tầm thường.” (Nói sau khi giết Riki)

“Don't listen to the critics, Naga, I love your voice.” – “
Đừng để ý đến những lời chỉ trích, Naga, tôi yêu giọng hát của nàng.” (Nói khi gặp Naga trong cùng team)
nguồn:dota-2.vn

Pugna the Oblivion

Pugna the Oblivion

"Who needs a blade when you have oblivion?"“Ngươi cần đến lưỡi kiếm làm gì, khi đã có ‘lãng quên’?”



Tại vùng đất mà Pugna được sinh ra, tại nơi khởi nguyên của Nether Reaches (U Minh Giới), có một ngôi Lạt Ma Tự (chùa Lạt Ma, Lạt Ma là một danh từ riêng dùng để chỉ các bậc cao tăng theo phật giáo Tây Tạng) chuyên nghiên cứu Nghệ thuật của sự Lãng quên (Arts of Oblivion) – một ngôi chùa có khả năng hấp thụ năng lượng U Minh (nether energy) một cách trực tiếp. Vài năm trước, Đại Lạt Ma (người đứng đầu chùa lạt ma) đã chủ động buông tay viên tịch, lưu lại một ngôi chùa không người lãnh đạo.

Ngay sau khi Đại Lạt Ma qua đời, những người tạm thời quản lý Lạt Ma Tự đã bắt đầu cử hành một nghi lễ bói toán, nhằm xác định xem người thầy của họ sẽ chuyển thế đầu thai thành ai trong kiếp tiếp theo. Cuối cùng, mọi dấu hiệu đều hướng đến khu vực lân cận ngôi chùa.

Đã từ lâu, vẫn luôn có những thông trang nhỏ nằm dưới bóng ngôi chùa, với tiếng nói cười luôn ngập tràn khắp chốn. Pugna, một đứa bé mới 13 tháng tuổi, đã trở thành một trong những ứng cử viên, và vào ngày tuyển chọn, hắn cùng với hai đứa trẻ đầy hứa hẹn khác, đã được lựa chọn.

Những Lạt Ma đã đặt trước mặt 3 đứa trẻ một đống những món đồ trân quý của vị Đại Lạt Ma tiền nhiệm. Một đứa bé trai đã chọn ngay chiếc đũa phép làm từ chất Pocfia của Đại Lạt Ma…rồi đem nó cắm vào lỗ mũi của mình. Một cô bé khác, nghịch ngợm hơn, đã lấy ra một chiếc bùa hộ mệnh, rồi sau đó lập tức nuốt xuống. Pugna lạnh lùng nhìn chăm chú vào hai đứa trẻ đó, nở ra một nụ cười vui vẻ, rồi thiêu cả 2 thành tro bụi bằng một ngọn lửa màu xanh biếc (lục bảo). Sau đó, hắn lấy ra từ trong đống tro tàn chiếc đũa phép cùng cái bùa hộ mệnh và nói: “Của ta!”.

Những người quản lý tạm thời của ngôi chùa lập tức công kênh hắn lên vai trong vui sướng, sau đó giúp hắn mặc vào chiếc áo cà sa của Đại Lạt Ma, rồi vội vàng đặt hắn lên ngôi báu, trước khi tâm trạng của hắn có thể thay đổi. 

Trong vòng 5 năm, ngôi chùa giờ cũng đã trở thành một đống tro tàn khác, khiến cho Pugna vui sướng không thôi. 

 Một số câu nói của Pugna:

“Ah Viper , my erstwhile pet.” – “Ah Viper, vật nuôi bé bỏng khi xưa của ta!” (Nói với Viper sau khi kill)

“The real Enigma is why you thought you could go up against me.” – “Điều Bí Ẩn thật sự là, tại sao ngươi lại nghĩ rằng ngươi có thể chống lại ta cơ chứ.” (Nói với Enigma sau khi kill, cái tên Enigma nghĩa là Bí Ẩn)

“To master oblivion, you must become oblivion. Look into my eyes and you will see what I'm talking about.” – “Để làm chủ được sự Lãng Quên, ngươi cần phải trở thành Lãng Quên. Nhìn vào mắt ta, và ngươi sẽ hiểu ta đang nói về cái gì!”
nguồn:dota-2.vn